1. Gia tăng chi phí
Hệ thống kinh doanh siêu thị bắt đầu bùng nổ và cùng với đó là sự chuẩn bị những thiết bị cho cơ sở bán hàng và nhập nguyên liệu. Xu hướng ưa chuộng hàng ngoại của người Việt cũng khiến chi phí của nhiều cửa hàng siêu thị tăng lên. Sự mở rộng của các sản phẩm, đa dạng hàng hóa bán, chi phí nhập hàng là điều mà các nhà bán lẻ cần chú ý.
Việc gia tăng chi phí cho kinh doanh siêu thị đồng nghĩa với việc thu hút thêm người tiêu dùng thông qua việc quảng cáo, giảm giá triết khấu, làm tăng chi phí của doanh nghiệp tại mỗi điểm bán.
2. Linh hoạt với các kênh hàng khác nhau
Sự xuất hiện ngày càng nhiều các hệ thống bán lẻ là mối đe dọa lớn cho nhiều hãng kinh doanh siêu thị. Ngay cả hệ thống siêu thị như Metro và BigC cũng luôn thay đổi các kênh bán hàng thường xuyên. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải luôn bám sát thị trường, thay đổi các kênh phân phối hiệu quả, chiến lược nào tối ưu cho từng thời kỳ.
Hiện nay sự lan tràn ngày càng nhiều của các nhà bán lẻ nước ngoài với các sản phẩm nhập ngoại đang là mối đe dọa lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị.
3. Địa điểm đặt bán
Với mỗi một nhà kinh doanh đều biết, địa điểm kinh doanh quyết định phần nào sự thành công trong việc bán hàng của hệ thống kinh doanh siêu thị.
Nơi đông dân cư tại các thành phố lớn với mức thu nhập khá là sự lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần lưu ý. Hiện nay với chính sách phát triển nông thôn mới trong thời kì mở cửa của chính phủ đang dần thay đổi diện mạo nông thôn. Và đó cũng là thị trường mà các doanh nghiệp nên cân nhắc. Tuy nhiên nếu đầu tư hãy cân nhắc kỹ đến quy mô và danh mục sản phẩm sao cho phù hợp.
4. Liên kết chặt chẽ với nền sản xuất trong nước
Những hệ thống siêu thị lớn như BigC, ngoài việc xây dựng cho mình những hệ thống phân phối rộng rãi trên nhiều tỉnh thành. BigC đã tự sả xuất ra sản phẩm với đa dạng nhiều mặt hàng. Tuy nhiên với nhiều cửa hàng siêu thị khác quy mô nhỏ thì việc nhập hàng là thường xuyên.
Có một thực tế là nền sản xuất trong nước, nông nghiệp hay công nghiệp đều không có nơi tiêu thụ thì các cửa hàng siêu thị lại là thiếu hàng nhập. Đã từng có một hiện tượng, rau xanh của người dân không có chỗ để bán và các siêu thị không có rau để tiêu thụ.
Sự liên kết chặt chẽ của kinh doanh siêu thị với nền sản xuất trong nước vừa giải quyết đầu tiêu thụ,vừa bảo vệ nền sản xuất trong nước trước sự gia nhập ồ ạt của các sản phẩm nước ngoài vào Việt Nam.
5. Chấp nhận với sự cạnh tranh
Sự cạnh tranh đang ngày càng gay gắt và các doanh nghiệp cần phải nắm bắt rõ thị trường, xây dựng các chiến lược dài. Mở rộng mạnh mẽ các điểm tiếp xúc là xu hướng mà nhiều nhà kinh doanh siêu thị đang hướng đến.
Việc ngày càng bỏ ra nhiều chi phí cũng đồng nghĩa với việc tăng thêm nhiều chiến lược cạnh tranh hiệu quả nhất.